Bôi kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng?

Bôi kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng? Bôi kem chống nắng mỗi ngày là việc mà ai cũng biết. Tuy nhiên, nó nằm ở trước hay sau bước thoa kem dưỡng da thì chắc hẳn cũng còn khiến nhiều người bối rối.

Bôi kem chống nắng mỗi ngày là việc mà ai cũng biết. Tuy nhiên, nó nằm ở trước hay sau bước thoa kem dưỡng da thì chắc hẳn cũng còn khiến nhiều người bối rối. Để bảo vệ và giữ gìn làn da một cách tốt nhất, bôi kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng? Bài viết hôm nay cho bạn câu trả lời chính xác. Cùng với đó là cung cấp cho bạn các bí kíp để tối ưu hóa khả năng chống nắng, giúp bạn sở hữu một làn da rạng rỡ.

Bôi kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng?

Bôi kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng?

Hậu quả khi không sử dụng kem chống nắng

Việc bỏ qua kem chống nắng sẽ gây ra một số hậu quả khá tồi tệ cho da.

Gia tăng đốm đen trên da

Việc bỏ qua kem chống nắng khiến da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Điều này sẽ tạo ra các đốm đen, khiến da bị tăng sắc tố và đẩy nhanh các tác động tổng thể của quá trình lão hóa.

Lão hóa nhanh chóng

Tia UV sẽ làm hỏng collagen và mô liên kết của làn da dẫn đến da mất độ đàn hồi và tăng nếp nhăn, da chảy xệ,...

Sạm da 

Khi không có lớp bảo vệ, da sẽ sản xuất quá nhiều hắc tố như một phần của quá trình bảo vệ tự nhiên chống lại bức xạ mặt trời. Điều này khiến làn da của có những mảng tối màu và không đều màu.

Bỏng nắng

Các vết bỏng trên da do tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV từ mặt trời được gọi là bỏng nắng. Da bị cháy nắng từ theo mức độ nhẹ đến nặng, xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, nóng, đau trên da kèm theo mụn nước . Vùng da bị nám sẽ bong ra sau vài ngày.

Ung thư da

Bức xạ tia cực tím có khả năng gây ra tổn thương DNA không thể sửa chữa và tạo ra đột biến gen, cuối cùng gây ra ung thư da. Trong ung thư da, các tế bào da nhân lên nhanh chóng để tạo thành một khối u ác tính.

Hệ thống miễn dịch yếu hơn

Tiếp xúc với tia cực tím có thể thay đổi sự phân bố và hoạt động của một số tế bào miễn dịch trên da. Bức xạ UV thúc đẩy sự gia tăng các cytokine cùng với sự gia tăng hoạt động của tế bào T. Điều này sẽ cản trở phản ứng miễn dịch của da.

Không sử dụng kem chống nắng mang đến cho da rất nhiều hệ lụy.

Không sử dụng kem chống nắng mang đến cho da rất nhiều hệ lụy.

Cơ chế hoạt động của kem dưỡng da và kem chống nắng

Nguyên tắc hoạt động của kem dưỡng da

Kem dưỡng da được phân thành nhiều loại thực hiện một chức năng chính khác nhau nhưng đều có một cơ chế hoạt động chung. Đó là khi tác động vào da, sẽ tạo nên một lớp màng mỏng lên trên bề mặt da, khóa ẩm và ngăn chặn sự thoát hơi nước để giữ cho làn da luôn ở trạng thái mềm mịn.

Các thành phần trong kem sẽ hút độ ẩm từ không khí bên ngoài môi trường để đưa vào da, cung cấp độ ẩm này để da luôn được dưỡng ẩm. 

Không chỉ vậy, bản thân chất này cũng làm nhiệm vụ cấp ẩm cho da. 

Khi tiếp xúc lên da, kem dưỡng da lập tức “khởi động” cơ chế vận hành của các axit béo khôi phục khả năng tự dưỡng ẩm của da.

Nguyên tắc hoạt động của kem chống nắng

Kem chống nắng có hai loại chính là kem chống nắng vật lý và hóa học. Mỗi một loại sẽ có nguyên tắc hoạt động khác nhau.

Kem chống nắng vật lý: Tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da, giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da.

Kem chống nắng hóa học: Hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da.

Kem chống nắng tạo lớp màng bảo vệ da.

Kem chống nắng tạo lớp màng bảo vệ da.

Bôi kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng?

Một nguyên tắc bất di bất dịch trong quy trình chăm sóc da đó là kem chống nắng luôn luôn nằm ở bước cuối cùng trong các bước dưỡng da buổi sáng.

Vì sao nên bôi kem chống nắng trước kem dưỡng?

Bảo vệ da tốt hơn

Khi thoa kem dưỡng ẩm sau kem chống nắng, nó sẽ thay đổi các đặc tính của kem chống nắng. Nó cũng có thể thay đổi cách tia UV tiếp xúc với da. Bất cứ thứ gì bạn thoa lên trên đều có thể làm loãng kem chống nắng và làm thay đổi hiệu quả của nó.

Các sản phẩm có SPF được đặc chế với một số thành phần bảo vệ nhất định, nên thoa một lớp sau kem dưỡng ẩm sẽ giúp ngăn chặn mọi tia nắng gay gắt.

Trước tiên hãy thoa một loại kem dưỡng ẩm nhẹ, để nó thấm hoàn toàn rồi mới thoa kem chống nắng. Cách này sẽ giúp những chất dưỡng ẩm làm ảnh hưởng đến hiệu quả chống nắng.

Phát huy tác dụng của kem dưỡng da

Kem chống nắng khi thoa lên da sẽ tạo lớp màng chắn nằm trên bề mặt da. Nếu thoa kem chống nắng trước, mọi dưỡng chất của kem dưỡng không thể thấm được vào da và phát huy tác dụng của nó được.

Ngăn chặn sự ảnh hưởng từ những chất có hại trong mỹ phẩm

Một số loại sản phẩm trang điểm có chứa các hóa chất gây tác động xấu cho da. Việc thoa kem chống nắng trước sẽ giúp giảm thiểu tác động của các hóa chất độc hại đến da.

Kem chống nắng ngăn chặn sự ảnh hưởng từ chất có hại trong mỹ phẩm.

Kem chống nắng ngăn chặn sự ảnh hưởng từ chất có hại trong mỹ phẩm.

Lưu ý khi sử dụng kem dưỡng và kem chống nắng

Để 2 sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất trên da, cần phải lưu ý một số điều như sau:

  • Không trộn chung kem chống nắng và kem dưỡng ẩm với nhau. Hỗn hợp này sẽ dẫn đến việc công thức sản phẩm bị thay đổi, không hoạt động hiệu quả. 
  • Đừng quên thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ (hoặc cứ sau 80 phút nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi).
  • Hãy bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15-30 phút.
  • Sau khi thoa lên mặt, chỉ cần đợi một phút giữa việc thoa kem dưỡng ẩm và kem chống nắng.
  • Chọn kem chống nắng có SPF ít nhất từ 30 trở lên và có khả năng chống nắng phổ rộng.
  • Da nhạy cảm nên ưu tiên kem chống nắng vật lý, có nguồn gốc thiên nhiên.

Tham khảo thêm: Kem chống nắng St Dalfour Gluta Sunscreen Cream SPF 90.

Thứ tự sử dụng rất quan trọng để các sản phẩm hoạt động hiệu quả. Việc biết một sản phẩm nên được thoa trước hay sau kem chống nắng là điều cần thiết để đảm bảo rằng bạn được bảo vệ đúng cách khỏi ánh nắng. 

Ngoài thắc mắc bôi kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng, chúng tôi sẽ giải đáp thêm một số trình tự kem chống nắng với các sản phẩm chăm sóc da khác. Để bạn biết nên đặt kem chống nắng ở đâu trong quy trình chăm da mỗi ngày của mình.

Bôi kem chống nắng trước hay sau serum?

Serum có chứa các thành phần mạnh như chất chống oxy hóa và phải được hấp thụ hoàn toàn vào da để phát huy tác dụng tốt nhất. Dù bạn sử dụng kem chống nắng hóa học hay vật lý thì vẫn nên thoa serum trước. Nếu có thêm kem dưỡng ẩm thì thứ tự sẽ là: Serum - Kem dưỡng ẩm - Kem chống nắng.

Bôi kem chống nắng trước serum.

Bôi kem chống nắng trước serum.

Xịt khoáng trước hay sau kem chống nắng?

Xịt khoáng trước hay sau kem chống nắng sẽ tùy vào mục đích của bạn.

Khi trang điểm, bạn nên sử dụng xịt khoáng sau khi bôi kem chống nắng. 

Cụ thể, sau khi hoàn thành quy trình trang điểm, bạn xịt một lớp xịt khoáng. Xịt khoáng sẽ có tác dụng giúp lớp makeup bền, mịn và tự nhiên hơn. Tránh tình trạng lớp nền bị cakey, vón cục.

Còn nếu như không trang điểm, hãy dùng xịt khoáng trước khi thoa kem chống nắng. Xịt khoáng có vai trò cấp ẩm, cân bằng pH. Đồng thời hỗ trợ làm sạch da tốt hơn, giúp kem chống nắng phát huy hiệu quả hơn.

Bôi kem chống nắng trước hay sau kem nền

Theo các chuyên gia trang điểm hàng đầu, có 1 quy luật bất biến đó là nên bôi kem chống nắng ở bước cuối cùng của dưỡng da nhưng phải đứng trước bước trang điểm. 

Nói cách khác, thứ tự đó chính là: kem dưỡng - Kem chống nắng - Trang điểm.

Do vậy, với câu hỏi bôi kem chống nắng trước hay sau kem nền thì câu trả lời chính xác nhất là bôi kem chống nắng trước. 

Để bảo vệ da tốt nhất, trước khi bước vào trang điểm, các chị em nên thoa 1 lớp kem lót để bảo vệ da rồi hãy thoa kem nền nhé.

Bôi kem chống nắng trước kem nền.

Bôi kem chống nắng trước kem nền.

Bằng cách tuân theo những lời khuyên trên, bạn sẽ cung cấp cho da sự bảo vệ tối ưu nhất để chống lại mọi tác hại từ ánh nắng mặt trời cũng như môi trường. Hãy vận dụng nó thường xuyên và biến nó thành thói quen của mình, bạn sẽ thấy sự đền đáp cho những nỗ lực đó khi nhìn vào làn da rạng rỡ của mình trong gương đấy.

Tác giả: Thúy Ngọc Ngày đăng: 2022-06-25 10:58:00

Giỏ hng của bạn

Bạn chưa mua sản phẩm nào.